IIBA là Hiệp hội Quản lý Kinh doanh Quốc tế, chuyên cung cấp các chứng chỉ về phân tích nghiệp vụ (Business Analysis – BA). Các chứng chỉ của IIBA được công nhận trên toàn thế giới và được đánh giá cao bởi các nhà tuyển dụng.
Nếu bạn đang có ý định thi lấy chứng chỉ BA của IIBA, hãy tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ các thông tin trước khi đăng ký thi nhé:
1. Các bước đăng ký thi chứng chỉ BA IIBA
Bước 1: Đáp ứng các yêu cầu đăng ký thi của IIBA
Để đăng ký thi chứng chỉ BA, bạn cần đáp ứng 3 yêu cầu cơ bản:
- Có tài khoản IIBA: Để tham gia bài thi bạn cần có tài khoản của IIBA. Bạn có thể truy cập vào website https://www.iiba.org/ hoặc liên hệ đến trung tâm khảo thí iPMAC để được hỗ trợ đăng ký tài khoản và đăng ký thi.
- Đáp ứng quy tắc ứng xử đạo đức và tiêu chuẩn nghề nghiệp
- Đáp ứng các điều khoản và điều kiện
Bên cạnh các điều kiện cơ bản trên, thì mỗi chứng chỉ BA đều có điều kiện riêng. Cùng tìm hiểu các điều kiện ở bên dưới bài viết nhé!
Bước 2: Tạo hồ sơ đăng ký
Sau khi đã tìm hiểu về các yêu cầu đăng ký, bạn cần tạo hồ sơ đăng ký. Hồ sơ đăng ký bao gồm các thông tin cá nhân, kinh nghiệm làm việc, các khóa đào tạo chuyên môn, v.v.
Bước 3: Thanh toán lệ phí thi
Lệ phí thi của các chứng chỉ IIBA dao động từ 250 đến 500 USD. Bạn cần thanh toán phí thi trước khi tham gia kỳ thi.
Bạn nên đăng ký làm member của IIBA để tiết kiệm chi phí và nhận các đặc quyền khác như ưu đãi lệ phí thi, quyền truy cập vào các tài nguyên trên diễn đàn dành riêng cho member… Hiện tại phí membership của IIBA cho khu vực Việt Nam đang là $55. Đối với tất cả bài thi của IIBA, sau khi hoàn thành lệ phí thi, bạn sẽ có 12 tháng để lên lịch và thực hiện bài thi hoặc yêu cầu hoàn lại tiền.
Bước 4: Lựa chọn địa điểm thi
Bạn có thể đăng ký thi online hoặc offline tại các trung tâm khảo thí được ủy quyền thi chứng chỉ BA. Tuy nhiên việc thi online chứa nhiều rủi ro và bạn sẽ gặp khó khăn trong việc khiếu nại nếu bài thi có vấn đề. Do đó, việc đăng ký thi tại các trung tâm khảo thí có ủy quyền sẽ giúp bạn giảm bớt gánh nặng trước, trong và sau khi thi.
Tham khảo: IPMAC được lựa chọn là Đối tác Đào tạo Ủy quyền của IIBA tại Việt Nam
Bước 5: Xác nhận lịch thi và tham gia kỳ thi
Sau khi đã thanh toán phí thi, bạn sẽ nhận được email xác nhận lịch thi.
Lưu ý: Nếu bạn đăng ký thi tại các trung tâm khảo thí, bạn cần đến trước chỗ thi từ 15-30p và mang theo CCCD để làm thủ tục vào phòng thi. Tại địa điểm thi bạn sẽ có 1 tủ đựng đò và được phát bút kèm giấy nháp, nên bạn sẽ không cần chuẩn bị bất cứ đồ dùng gì cho kỳ thi.
2. Thông tin chi tiết từng bài thi chứng chỉ BA
2.1. Chứng chỉ ECBA
2.1.1. Điều kiện và lệ phí thi chứng chỉ ECBA
Từ ngày 26 tháng 4 năm 2023, IIBA® đã loại bỏ điều kiện application form và không yêu cầu thí sinh cần có 21 giờ PDUs để thi chứng chỉ ECBA. Khi bạn đồng ý với tất cả các điều kiện mà IIBA đưa ra là lúc bạn có thể thanh toán lệ phí thi và sẵn sàng lên lịch cho kì thi. Tham khảo thêm lệ phí thi ECBA ở bảng bên dưới:
2.1.2. Nội dung bài thi chứng chỉ ECBA
Bài kiểm tra ECBA là bài kiểm tra dựa trên kiến thức, trắc nghiệm nhằm đánh giá sự hiểu biết của bạn về các khái niệm và thực hành phân tích nghiệp vụ. Nó bao gồm 50 câu hỏi và kéo dài trong một giờ đồng hồ.
Các câu hỏi được tạo ra để đánh giá kiến thức của bạn về các nguyên tắc phân tích nghiệp vụ cơ bản. Dưới đây là bảng phân tích cấu trúc bài thi ECBA:
2.2. Chứng chỉ CCBA
2.2.1. Điều kiện và lệ phí thi chứng chỉ CCBA
CCBA (Certification of Capability in Business Analysis) là chứng chỉ dành cho người có kinh nghiệm BA từ 2 năm trở lên, đồng thời chứng chỉ này cũng có những điều kiện sau:
- Đủ 21 PDUs theo giáo trình BABOK v3 với bất kỳ đơn vị đào tạo. Nếu bạn học tại các trung tâm đào tạo uỷ quyền của IIBA như iPMAC thì PDUs được ưu tiên duyệt, từ đó sẽ tránh được trường hợp audit trong quá trình duyệt hồ sơ – application.
- Tích luỹ đủ tối thiểu 3,750 giờ kinh nghiệm thực hành của BA phù hợp với các vùng kiến thức tương ứng với BABOK v3 trong 7 năm gần nhất. Nếu bạn đang làm trong lĩnh vực BA thì bạn có thể tích luỹ số giờ thực hành trong vòng khoảng 2 năm. Nếu bạn đang không làm trong lĩnh vực BA, bạn sẽ cần tích lũy tối thiểu 900 giờ cho mỗi 2 trên 6 miền kiến thức hoặc tối thiểu 500 giờ cho mỗi 4 trên 6 vùng kiến thức.
- Cần có sự xác nhận từ quản lý/công ty về số giờ thực hành BA. IIBA sẽ audit ngẫu nhiên để chắc chắn rằng số giờ mà bạn khai trên Application form là chính xác. Bạn cần cung cấp thông tin liên hệ của người phụ trách – là người quản lý các dự án mà bạn đã triển khai để xác minh kinh nghiệm làm việc.
Lưu ý: Application form sau khi được approve chỉ có giá trị trong 1 năm vậy nên hãy cân nhắc khi bạn sẵn sàng ôn luyện cho kì thi.
Sau khi điền form và được IIBA duyệt hồ sơ, bạn có thể đăng kí thi ngay lập tức. Hãy lựa chọn hình thức thi (online/offline) phù hợp với lịch trình cá nhân và chuẩn bị 1 tâm thế vững vàng cho bài thi sắp tới.
Đối với chứng chỉ CCBA, lệ phí thi có giá:
2.2.2. Nội dung bài thi chứng chỉ CCBA
Bài kiểm tra CCBA yêu cầu một số kiến thức như kiến thức chuyên môn về BA, hiểu rõ các định nghĩa trong BABOK v3, có kinh nghiệm thực tế và kỹ năng vận dụng BA trong công việc. Bài thi có thời lượng trong 3 giờ gồm 130 câu hỏi trắc nghiệm và các câu hỏi tình huống. Dưới đây là bảng phân tích cấu trúc bài thi CCBA:
2.3. Chứng chỉ CBAP
2.2.1. Điều kiện và lệ phí thi chứng chỉ CBAP
CBAP là chứng chỉ danh giá mà bất kỳ người BA nào cũng muốn sở hữu. Do đó việc đăng ký thi chứng chỉ này cũng có nhiều yêu cầu hơn so với các chứng chỉ khác của IIBA hơn trong đó bao gồm:
- Tối thiểu 7,500 giờ kinh nghiệm thực hành Business Analysis phù hợp với vùng kiến thức của BABOK trong 10 năm gần nhất, bao gồm tối thiểu 900 giờ trong mỗi 4 trong 6 vùng kiến thức.
- Tối thiểu 35 PDUs, tương ứng 35 giờ học online/offline với giáo trình tương ứng với các vùng kiến thức của BABOK. Nếu bạn học tại các trung tâm đào tạo uỷ quyền của IIBA như iPMAC thì PDUs sẽ được ưu tiên duyệt, từ đó sẽ tránh được trường hợp audit trong qúa trình duyệt hồ sơ – application.
- Cần có sự xác nhận từ quản lý trước để xác minh số giờ thực hành BA. IIBA sẽ audit ngẫu nhiên để chắc chắn rằng số giờ mà bạn khai trên Application form là chính xác. Bạn cần cung cấp thông tin liên hệ của quản lý trước, chính là người quản lý của dự án bạn khai kinh nghiệm làm việc.
- Tuân thủ với những Quy tắc ứng xử của IIBA.
CBAP có mức phí thi cao nhất trong số các chứng chỉ của IIBA, cụ thể:
2.3.2. Nội dung bài thi chứng chỉ CBAP
CBAP là chứng chỉ dành cho các BA chuyên nghiệp (từ 5 năm kinh nghiệm trở lên), với mức độ này đòi hỏi người thi có kinh nghiệm thực tế và kiến thức cao. Bài thi có thời lượng trong 3,5 giờ gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm và các câu hỏi tình huống. Dưới đây là bảng phân tích cấu trúc bài thi CBAP:
Chứng chỉ CBAP cũng có 6 miền kiến thức tương tự như bài thi CCBA, tuy nhiên mức độ phân phối câu hỏi trong từng miền kiến thức của 2 bài thi này khác nhau.
3. Tổng kết
Nhìn chung các chứng chỉ của IIBA có lệ phí thi ở mức khá cao do đó việc đăng ký membership sẽ giúp bạn tiết kiệm 1 khoản cho phí khá lớn. Trong trường hợp không may bạn bị fail thì lệ phí thi lại cũng sẽ thấp hơn rất nhiều so với mức dành cho non-member. Kể từ ngày 30/9/023, IIBA đã thông báo họ sẽ bỏ thời gian chờ đợi 90 ngày để làm lại bài thi nếu bạn thi trượt. Thí sinh có thể tham gia kỳ thi tối đa 3 lần trong thời gian đăng ký 1 năm mà không cần phải chờ đợi 90 ngày sau lần thi trượt đầu tiên. Tuy nhiên, thí sinh vẫn phải trả lệ phí thi cho mỗi lần thi. Do đó bạn hãy chắc chắn lượng kiến thức của bản thân trước khi đăng ký tham gia kỳ thi.
Nếu bạn còn thắc mắc hay gặp khó khăn trong quá trình hoàn thiện hồ sơ đăng ký thi, đừng ngần ngại hãy liên hệ đến phòng Khảo Thí của iPMAC theo hotline: 024 3771 0679 để các nhân viên có thể hỗ trợ bạn nhé!