AI đang trở thành chủ đề hot gần đây do AI có thể hỗ trợ người dùng các công việc đa dạng từ viết content, kịch bản,… Vậy bạn đã biết cách dùng AI để viết user story chưa, cùng tìm hiểu qua bài viết nhé!
1. Các định nghĩa liên quan đến User Story
1.1. Định nghĩa User story
User Story là một miêu tả ngắn gọn, tập trung vào khách hàng, về một chức năng hoặc tính năng cụ thể của một hệ thống phần mềm. Đây là một khía cạnh quan trọng của các phương pháp phát triển phần mềm Agile như Scrum, và được sử dụng để ghi lại và truyền đạt yêu cầu một cách dễ hiểu cho cả nhóm phát triển và các bên liên quan.
Một user story thường theo mẫu đơn giản: “Như một [loại người dùng], tôi muốn [một hành động] để [lợi ích/giá trị].”
- Loại người dùng: Mô tả người dùng hoặc bên liên quan. Ví dụ loại người dùng như quản trị viên, khách hàng cuối,…
- Hành động: Mô tả một hành động hoặc chức năng cụ thể mà người dùng muốn thực hiện
- Lợi ích/giá trị: Diễn giải lý do hoặc lợi ích mà người dùng th được từ hành động được yêu cầu
Ví dụ: “Như một khách hàng, tôi muốn có khả năng theo dõi đơn hàng của mình theo thời gian thực để tôi có thể biết khi nào sản phẩm có thể đến tay tôi.”
User story đóng vai trò như một công cụ truyền thông để hỗ trợ sự hợp tác giữa team dev và các bên liên quan, đảm bảo rằng mọi người liên quan đều có hiểu biết chung về những gì cần phải xây dựng và tại sao.
1.2. Định nghĩa tiêu chí chấp nhận (Acceptance Criteria)
Tiêu chí chấp nhận (Acceptance Criteria) là một bộ quy tắc chi tiết mà một chức năng hoặc tính năng cụ thể của phần mềm cần phải đáp ứng để được xem là hoàn thành và chấp nhận từ phía người dùng hoặc bên liên quan. Nó giúp rõ ràng hóa yêu cầu và kỳ vọng về cách mà một tính năng nên hoạt động và cách kiểm tra tính năng có hoạt động như mong muốn hay không.
Một số điều quan trọng khi xác định tiêu chí chấp nhận bao gồm:
- Rõ ràng và đầy đủ: Tiêu chí chấp nhận cần mô tả một cách rõ ràng và đầy đủ về các điều kiện mà tính năng hoặc chức năng cần đáp ứng.
- Dễ kiểm soát: Các tiêu chí nên được sắp xếp sao cho có thể dễ dàng kiểm tra tính năng hoạt động
- Liên quan đến người dùng: Tiêu chí chấp nhận thường liên quan trực tiếp đến nhu cầu và mong muốn của người dùng cuối, đảm bảo rằng tính năng đáp ứng đúng cách với yêu cầu của họ.
1.3. Định nghĩa epic
Epic là một khái niệm trong quản lý dự án và phát triển phần mềm, thường được sử dụng để mô tả và tổ chức các tính năng lớn, quy mô lớn hơn so với user story trong môi trường Agile. Epic thường đại diện cho một mảng chức năng hoặc một tập hợp các user stories có thể kéo dài qua nhiều chu kỳ phát triển.
Một số điểm quan trọng về epic:
- Quy mô ớn: Epic thường mô tả một chức năng hoặc tính năng quy mô lớn hơn, mà có thể mất nhiều thời gian và nguồn lực để hoàn thành.
- Tổ chức tính năng: Epic có thể bao gồm một tập hợp các user stories liên quan đến một tính năng cụ thể hoặc một phần cụ thể của hệ thống.
- Tách thành User Stories: Epic có thể được phân chia thành các user stories nhỏ hơn để thuận tiện cho việc quản lý và triển khai.
- Tự nhiên và dễ hiểu: Mặc dù epic mô tả một quy mô lớn, nhưng nó vẫn cần được mô tả một cách tự nhiên và dễ hiểu, để mọi người trong nhóm có thể hiểu rõ nhiệm vụ lớn hơn.
- Ưu tiên hóa: Epic thường được đưa vào danh sách ưu tiên và phân công cho các chu kỳ phát triển theo quản lý sản phẩm.
Ví dụ về epic có thể là “Tính năng Hoàn trả cho Website Thương mại Điện tử,” nơi có thể bao gồm nhiều user stories như “Khách hàng yêu cầu hoàn trả,” “Xác nhận hoàn trả từ bộ phận hỗ trợ,” và “Xử lý hoàn trả trong hệ thống thanh toán.”
2. Hướng dẫn viết user story bằng Chat GPT
Đối với tất cả các Agile project manager thì khách hàng luôn là trọng tâm của mọi vấn đề. Vậy nên việc tạo ra 1 User Story hoàn chỉnh thể hiện được toàn bộ yêu cầu và mong muốn của khách hàng là vô cùng quan trọng. ChatGPT là công cụ hữu dụng mang đến 1 góc nhìn mới, phát triển những phương diện mà có thể bạn chưa từng nghĩ tới trong việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.
Hãy cùng tìm hiểu cách sử dụng Chat GPT để tạo user story cho tính năng hoàn tiền khi người dùng không hài lòng với sản phẩm khi ma trên sản thương mại điện tử nhé!
Đầu tiên bạn cần nhập thông tin đầu vào để Chat GPT hiểu nhu cầu của bạn, ở đây mình nhập đầu vào là đóng vai 1 PO muốn triển khai epic, user stories, acceptance criteria.
Sau khi nhập đầu vào, tiếp tục miêu tả chức năng để Chat GPT đưa ra các gợi ý về epic, user stories, acceptance criteria.
Hoặc bạn có thể yêu cầu Chat GPT có thể viết chi tiết hơn
Như vậy chỉ với vài câu lệnh ngắn ngủi bạn đã có thể tận dụng Chat GPT để có thể viết epic, user stories, acceptance criteria một cách đơn giản và ngắn gọn. Tuy nhiên bạn không nên phụ thuộc quá nhiều vào Chat GPT, các thông tin Chat GPT đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo và bổ sung thêm thông tin giúp cho tài liệu của ạn càng trở nên hoàn thiện. Và trên hết bạn cũng cần có kiến thức chuyên môn vững chắc để có thể nhận biết được thông tin nào Chat GPT đưa ra phù hợp hay không phù hợp với bối cảnh doanh nghiệp và nhu cầu khách hàng của bạn. Tại iPMAC có các khóa học BA từ cơ bản đến nâng cao giúp bạn nâng cao nghiệp vụ.
Để được tư vấn chi tiết bạn vui lòng gọi đến số hotline 024 3771 0668 hoặc chat trên web, iPMAC hân hạnh được giải đáp mọi thắc mắc của bạn!